Tủy răng là gì? Tại sao tủy răng lại là yếu tố giúp răng tồn tại?

Tủy răng là gì? Tại sao tủy răng lại quan trọng đến vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo và chức năng của tủy răng và biết cách bảo vệ tủy răng khỏi các tác nhân gây hại.

Tủy răng là gì? Tại sao tủy răng lại là yếu tố giúp răng tồn tại?

Bạn có bao giờ tự hỏi, điều gì khiến những chiếc răng nhỏ bé của chúng ta có thể chắc khỏe trong khoang miệng suốt nhiều năm? Câu trả lời chính là nhờ vào tủy răng - một phần quan trọng mà không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá thế giới ẩn giấu bên trong chiếc răng và giải mã câu hỏi: Tủy răng là gì? Tủy răng quan trọng như thế nào đối với hàm răng của bạn? Làm gì để bảo vệ nó khỏi các tác nhân gây hại ?

1. Tủy răng là gì?

1.1 Tủy răng là gì?

Tủy răng - lớp quan trọng nhất bên trong răng. Đây là nơi chứa dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết giúp cung cấp sự sống và dinh dưỡng cho răng. Nếu bạn có thể nhìn thấy tủy răng, bạn sẽ thấy nó có màu đỏ hồng và hình dạng tương tự như một phiên bản thu nhỏ của răng.

Trong tủy răng có thể có tổng cộng 52 tế bào tủy khác nhau: 32 tế bào tủy được tìm thấy ở răng vĩnh viễn và 20 tế bào ở răng sữa. (1)

Vị trí của tủy răng

1.2 Cấu tạo và quá trình hình thành tủy răng

Tủy răng là một bộ phận quan trọng của răng, có cấu trúc phức tạp và nhiều chức năng. Dưới đây là mô tả về cấu tạo và quá trình hình thành tủy răng:

+ Cấu tạo

Tủy răng là một khối mô liên kết nằm ở trung tâm của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết.

Trong tủy răng, có các thành phần như dây thần kinh, mạch máu, nguyên bào ngà, nguyên bào sợi, tế bào mô, đại thực bào, tế bào mast và tế bào plasma.

Tủy răng nằm trong khoang tủy, gồm ba phần chính: buồng tủy, sừng tủy và ống tủy chân răng.

Tủy răng - một cấu trúc tuyệt vời và đa dạng. Nó không chỉ thay đổi theo từng độ tuổi và từng cá thể con người, mà còn đặc trưng riêng cho từng loại răng. Răng cửa trước chỉ có một ống tủy, răng cối nhỏ lại sở hữu hai ống tủy, và răng cối lớn có ba đến bốn ống tủy.

Tủy răng gồm ba buồng tủy, sừng tủy và ống tủy chân răng

+ Quá trình hình thành

Vậy tủy tăng là gì, nó được hình thành như thế nào? Tủy răng hình thành từ nhú răng, một cấu trúc xuất hiện trong giai đoạn phát triển của răng. Quá trình phát triển của răng:

Giai đoạn nụ: Biểu mô miệng xâm lấn vào tế bào ngoại trung mô, tạo nên lá răng và nụ răng.

Giai đoạn chỏm: Biểu mô tạo men, hình thành men răng.

Giai đoạn chuông: Nhú răng xuất hiện.

Giai đoạn tạo thân răng: Nhú răng phát triển thành tủy răng.

Giai đoạn răng mọc: Răng hoàn thiện và mọc lên.

2. Tủy răng có tác dụng gì?

Tủy răng là yếu tố giúp răng tồn tại bởi những lý do sau đây:

Nuôi dưỡng răng: Tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho răng như các protein - chẳng hạn như albumin và fibrinogen giúp răng có thể duy trì sự sống và phát triển.

Dẫn truyền cảm giác kích thích: Tủy răng chứa các dây thần kinh, giúp răng cảm nhận các kích thích từ bên ngoài như thay đổi về nhiệt độ và áp suất bao gồm cảm giác ê buốt và một phần cảm giác về lực.

Bảo vệ răng: Các tế bào miễn dịch trong tủy răng giúp phát hiện và chống lại vi trùng xâm nhập. Các mạch máu trong tủy răng giúp giữ độ ẩm trong răng. Điều này làm giảm độ giòn và giữ cho răng của bạn chắc khỏe.

Tạo cấu trúc cho răng: Tủy răng  tạo ra ngà răng nhằm giữ cho răng có cấu trúc vững chắc và giúp răng duy trì hình dạng và chức năng của nó.  

Các tế bào miễn dịch trong tủy răng giúp phát hiện và chống lại vi trùng xâm nhập

3. Các bệnh lý thường gặp của tủy răng

Khi đi khám răng liệu bạn có thắc mắc tủy tăng là gì? Tại sao lại phải lấy tủy? Sau đây là các bệnh lý thường gặp của tủy răng:

Viêm tủy răng

Đây là tình trạng phổ biến nhất và thường gặp ở người trẻ tuổi. Viêm tủy răng có thể gây đau răng và mất răng. Nguyên nhân chính của viêm tủy răng là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thông qua các lỗ sâu trong răng. Có 2 loại viêm tủy: Viêm tủy có thể hồi phục và không hồi phục.  

Viêm tủy răng là tình trạng phổ biến ở người trẻ tuổi

Hoại tử tủy răng

Hoại tử tủy là sự chết của tủy bên trong răng. Nó thường là kết quả của viêm tủy mãn tính. Hoại tử tủy răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm sâu răng không được điều trị kịp thời, vỡ hoặc mẻ răng, mòn răng quá nhiều, áp suất môi trường thay đổi đột ngột và các yếu tố tác nhân khác. Theo đánh giá nghiên cứu năm 2016, sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tủy và hoại tử tủy. (2)

Nếu không được điều trị, hoại tử tủy có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp xe răng (tụ mủ bên trong răng và các mô xung quanh), thậm chí là lây lan sang các khu vực khác trong miệng và cơ thể của bạn.

Vôi hóa tủy răng

Vôi hóa tủy răng là hiện tượng xuất hiện các cục canxi cứng hay sỏi tủy trong buồng tủy. Nguyên nhân phổ biến bao gồm lão hóa tự nhiên và chấn thương răng.

Hầu hết trường hợp vôi hóa tủy răng không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu răng bị vôi hóa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, việc điều trị tủy là cần thiết để bảo tồn răng.

Khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của tủy răng một cách kịp thời.

4. Một số lưu ý giúp bảo vệ, phục hồi tủy răng

Sau khi đã được giải đáp tủy tăng là gì và hiểu được tầm quan trọng của tủy răng, bạn có thể tham khảo các phương pháp bảo vệ, phục hồi tủy răng sau đây:

Bảo vệ tủy răng:

Vệ sinh răng miệng: Chải răng hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng theo hướng dẫn của nha sĩ.

Chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride

Chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn cứng, dai, chua, ngọt. Ăn nhiều trái cây, rau quả và uống đủ nước.

Khám nha sĩ định kỳ: Đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý tủy răng.

Phục hồi tủy răng:

Điều trị tủy răng: Lấy tủy răng là phương pháp điều trị duy nhất cho các bệnh lý tủy răng nặng như viêm tủy, hoại tử tủy. Lấy tủy răng giúp loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm, bảo vệ răng khỏi biến chứng nguy hiểm.

Chăm sóc sau điều trị tủy răng: Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Ăn thức ăn mềm, dễ nhai. Tránh nhai thức ăn bằng răng mới lấy tủy và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ.

Lưu ý: Nên đi khám nha sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng như đau nhức răng, ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh. Người bị không tự ý điều trị các bệnh lý tủy răng tại nhà. Thay vào đó, hãy chọn các nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng điều trị.

5. Địa điểm khám chữa và chăm sóc tủy răng uy tín

Việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng là rất quan trọng trong thị trường đa dạng hiện nay. Nha khoa Happy Smile đã có hơn 10 năm kinh nghiệm và được hàng ngàn khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Với hệ thống thiết bị hiện đại và tiên tiến, phòng khám của Happy Smile luôn đảm bảo điều kiện vô trùng. Đội ngũ y bác sĩ tại đây có tay nghề cao, được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài và có kinh nghiệm xử lý các trường hợp của tủy răng từ đơn giản đến phức tạp nhất.

Happy Smile hiện có 3 cơ sở tại trung tâm TP.Hồ Chí Minh cung cấp nhiều dịch vụ điều trị đa dạng với mức giá ưu đãi để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

Tóm lại, tủy răng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và sức khỏe của mỗi chiếc răng. Hiểu rõ tủy răng là gì, cấu tạo, chức năng và tầm quan trọng của tủy răng sẽ giúp bạn có ý thức bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào hoặc có các triệu chứng như đau, nhạy cảm hoặc viêm, liên hệ  hotline 093 786 3535 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Happy Smile hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký tư vấn miễn phí